Việc tuyển dụng nhân viên quản lý, pha chế, phục vụ, thu ngân,…trong quán cafe quyết định đến 80% việc quán cafe của bạn có hoạt động hiệu quả hay không? Hãy cùng ALASKAA tìm hiểu những mấu chốt quan trọng của việc đào tạo, sắp xếp, bố trí nhân viên trong mô hình kinh doanh thức uống hiện nay nhé!
Khi tuyển dụng, đào tạo nhân viên kỹ lưỡng cho quán cafe của mình, bạn sẽ tận dụng được hết khả năng của nhân viên, đảm bảo những vấn đề về trách nhiệm chung được giải quyết triệt để, dễ dàng hơn rất nhiều. Để có thể sắp xếp, quản lý nhân viên quán cafe một cách hiệu quả, bạn cần nắm rõ các chú ý sau đây.
Tuy theo quy mô, mô hình của quán cafe mà cơ cấu nhân lực có thể thay đổi khác nhau nhưng chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận thì vẫn phải đảm bảo những cấu trúc chung. Đối với người quản lý cửa hàng cafe, là người có vai trò quan trọng nhất, có trách nhiệm điều hành chung mọi hoạt động trong quán, sau đó đến nhân viên pha chế chính, nhân viên order, nhân viên phục vụ tại quầy.
Cách quản lý nhân viên trong quán cafe
Giao tiếp hiệu quả
Nhân viên pha chế hay phục vụ trong quán cafe không chỉ cần có một ngoại hình ưa nhìn mà còn phải có kỹ năng giao tiếp cơ bản, kỹ năng xử lý tình huống khi gặp sự cố và luôn giữ thái độ vui vẻ, thân thiện với mọi người dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Rất nhiều quán cafe hiện nay thường tuyển các bạn trẻ là học sinh, sinh viên làm nhân viên. Chính vì thế, họ lại không có kỹ năng ứng xử khéo léo, sinh ra cãi vã với khách hàng và khiến cho quán giảm đi sự uy tín, hình ảnh.
Do đó, chủ quán cafe cần phải đào tạo cho nhân viên quán mình những kỹ năng ứng xử với khách hàng và giữa các nhân viên với nhau, chế tài thưởng phạt phù hợp. Khi
Trong quá trình tuyển dụng, chủ quán hay người quản lý nên chú ý về thái độ, khả năng giao tiếp của ứng viên. Nên đưa ra các tình huống cụ thể, để đánh giá cách xử lý của ứng viên như thế nào.
Chủ động lắng nghe
Chắc chắn rằng, chủ quán cafe hoặc người quản lý sẽ không hài lòng với nhân viên nào không biết lắng nghe những góp ý của khách hàng. Mỗi một mô hình quán cafe mở ra, quan trọng nhất vẫn là phục vụ khách hàng, lấy khách hàng làm mục tiêu duy trì hoạt động lâu dài.
Do đó, họ cần tuyển dụng nhân viên biết lắng nghe, tiếp thu những lời nhận xét, phản hồi của mọi người.
Đặt kỳ vọng hợp lý
Để mỗi cá thể nhân viên trong quán cafe của bạn có thể làm tốt vị trí công việc, trách nhiệm của mình, bạn có thể đưa ra những quy định về khen thưởng, xử phạt hợp lý. Chẳng hạn, với nhân viên viên chăm chỉ, đi làm đúng giờ, có thể tăng ca cuối tuần, bạn có thể xem xét lên vị trí cao hơn, tăng lương thưởng theo quý. Còn đối với nhân viên đi làm trễ giờ, thái độ phục vụ thiếu niềm nở, thì bạn có thể trừ lương, hoặc thậm chí là đưa ra quyết định nghỉ việc.
Tiến hành đánh giá hiệu quả thường xuyên
Thông thường, người quản lý cửa hàng sẽ là người trực tiếp đánh giá hiệu quả công việc của từng bộ phận, mỗi nhân viên pha chế, nhân viên order, nhân viên thu ngân, nhân viên phục vụ tại quầy,…
Trách nhiệm của người quản lý:
- Đánh giá kết quả đào tạo và thử việc của nhân viên
- Đánh giá định kỳ kết quả làm việc, năng lực, trách nhiệm của nhân viên, đề xuất khen thưởng, kỷ luật nhân viên phù hợp
- Lên kế hoạch tổ chức, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên ưu tú
Thường xuyên tổ chức event cho nhân viên quán
Việc tổ chức event cho nhân viên quán là hình thức phát triển đội ngũ trong quán cafe rất hiệu quả. Các hoạt động tổ chức party vào ngày lễ, tổ chức dã ngoại, cắm trại….nhằm xây dựng tinh thần đồng đội giữa các thành viên, giúp họ gắn kết lâu dài với cửa hàng.
Quản lý quán cafe
Quản lý quán cafe là những người sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình tiêu thụ nguyên vật liệu, pha chế đồ uống, phục vụ khách hàng. Họ có quyền theo dõi, giám sát kết quả doanh thu, chi phí nhập hàng từ các nhà cung cấp khác nhau trên thị trường.
Có thể nói, người quản lý cửa hàng được ví như “trái tim” của doanh nghiệp. Họ đưa ra định hướng để duy trì và phát triển doanh nghiệp trở thành thương hiệu cửa hàng cafe uy tín, được nhiều người biết đến và tin tưởng sử dụng.
Trách nhiệm của người quản lý quán cafe như sau:
- Giám sát mọi hoạt động hàng ngày của cửa hàng
- Giải quyết mọi vấn đề của khách hàng và của nhân viên trong cửa hàng
- Giám sát sự sạch sẽ, bảo trì của cửa hàng
- Trực tiếp tuyển dụng và đào tạo nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ
- Điều chỉnh menu đồ uống để duy trì luồng khách hàng
- Kiểm kê hàng tồn kho, đặt hàng và nhận sản phẩm từ các đơn vị cung cấp
- Kiểm tra doanh thu hàng ngày/hàng tuần/hàng giờ
Các kỹ năng và bằng cấp cần thiết của người quản lý cửa hàng cafe
- Kiến thức về xu hướng trong ngành cafe
- Khả năng pha chế nhiều loại đồ uống, đặc biệt là đồ uống theo trend
- Kỹ năng xử lý tiền cơ bản và kiến thức kế toán
- Khả năng giao tiếp khéo léo với khách hàng quen và nhân viên
- Khả năng truyền cảm hứng với mọi người
- Khả năng sắp xếp thứ tự ưu tiên trong công việc một cách hiệu quả
- Khả năng đứng trong thời gian dài
- Có thể làm việc vào bất cứ thời gian nào (kể cả đêm, cuối tuần, ngày lễ Tết)
- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
*) Kỹ năng và bằng cấp ưu tiên
- Bằng cấp liên kết trong kinh doanh hoặc khách sạn, nhà hàng, quán cafe
- 2 năm kinh nghiệm làm nhân viên pha chế
- Chứng nhận an toàn thực phẩm hiện hành
Nhân viên pha chế Barista
Tùy theo quy mô quán mà sẽ có từ 1 cho đến vài nhân viên pha chế. Họ sẽ là người tiếp xúc gián tiếp với khách hàng qua đồ uống, đảm bảo rằng mỗi khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời mỗi khi đến thưởng thức đồ uống của quán bạn. Các nhân viên pha chế được kỳ vọng là những người am hiểu và đam mê về cà phê, sẵn sàng niềm nở trả lời bất kỳ câu hỏi nào của khách hàng.
Người thợ pha chế cafe có trách nhiệm
- Chào hỏi khách hàng nồng nhiệt
- Nhận đơn hàng bằng hệ thống POS
- Vận hành máy pha cà phê espresso thủ công
- Pha chế ly cafe một cách nghệ thuật trước mặt khách hàng
- Kỹ năng pha chế nhanh chóng khi quán đông khách
- Giữ cho khu vực pha chế sạch sẽ, ngăn nắp
- Tham gia các khóa đào tạo, sự kiện liên quan đến pha chế cafe, đồ uống hot trend
Các kỹ năng và bằng cấp cần thiết
- Kinh nghiệm làm nhân viên pha chế tối thiểu 1 năm
- Kiến thức cơ bản về nghệ thuật pha cafe
- Có thể làm việc trong môi trường bán lẻ nhịp độ nhanh
- Sáng tạo, chăm chỉ và năng động trong công việc
- Kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng
- Đảm bảo sự sạch sẽ trong quá trình pha chế cafe, đồ uống
- Khả năng đứng trong thời gian dài
Kỹ năng và bằng cấp ưu tiên
- Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Sẵn sàng làm việc đến 40 giờ mỗi tuần
- Luôn đúng giờ
Thợ làm bánh ngọt
Đối với những quán cafe phục vụ thêm bánh ngọt và đồ ăn nhẹ, người thợ làm bánh ngọt cần phải đảm bảo những kỹ năng cơ bản như sau.
- Kỹ năng pha trộn bột bánh, nướng bánh mì, bánh ngọt
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các thiết bị làm bánh như lò vi sóng, lò nướng bánh, máy trộn bột
- Kỹ năng sản xuất nhiều loại bánh ngọt cùng lúc
- Sáng tạo các món tráng miệng mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng hiện nay
Kỹ năng và trình độ cần thiết
- Đam mê làm bánh ngọt
- Khéo léo, tỉ mỉ trong công việc
- Khả năng cảm nhận hương vị tốt
- Bằng cấp, chứng chỉ về bánh ngọt nghệ thuật
- Kỹ năng dạy nghề
- Kỹ năng giao tiếp tốt
Kỹ năng và Bằng cấp ưu tiên:
- 5 năm kinh nghiệm nhà hàng hoặc tiệm bánh
- Có khả năng làm việc hơn 40 giờ mỗi tuần, kể cả cuối tuần
Nhân viên thu ngân quán cafe
Với mô hình order tại quầy đang ngày càng thịnh hành như bây giờ thì rất cần đến nhân viên thu ngân – họ có trách nhiệm giữ tiền, giao tiếp ban đầu và trong phần lớn thời gian của khách hàng tiếp xúc với nhân viên.
Yêu cầu đối với nhân viên thu ngân
- Tác phong làm việc nhanh nhẹn, hoạt bát
- Thái độ niềm nở, ân cần với khách hàng
- Hỗ trợ, giúp đỡ các bộ phận khác trong phạm vi của mình
- Thành thạo sử dụng phần mềm order tính tiền cho khách
Hy vọng qua bài viết đã giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích, trong quá trình setup quán cafe, tuyển dụng, đào tạo đội ngũ nhân viên quán cafe hiệu quả nhất.